SUCCESS - Giải pháp cho ngành tôm bền vững

Chương trình Nuôi tôm Bền vững SUCCESS được triển khai vào tháng 10/2019, với mục tiêu giúp người nuôi tôm giảm chi phí nuôi một cách hiệu quả đồng thời tăng lợi nhuận.

Skretting luôn cam kết cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, cùng với kiến thức, kỹ thuật và quy trình nuôi bền vững phù hợp nhất. Chương trình Nuôi tôm Bền vững SUCCESS được triển khai vào tháng 10/2019, với mục tiêu giúp người nuôi tôm giảm chi phí nuôi một cách hiệu quả đồng thời tăng lợi nhuận.

Để hỗ trợ sự phát triển của ngành nuôi tôm Việt Nam, Skretting luôn cam kết cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, cùng với kiến thức, kỹ thuật và quy trình nuôi bền vững phù hợp nhất để cùng thực hiện tham vọng này. Một trong những sáng kiến thành công nhất của Skretting cho đến nay là Chương trình Nuôi tôm Bền vững SUCCESS. Chương trình này được triển khai vào tháng 10/2019, với mục tiêu giúp người nuôi tôm giảm chi phí nuôi một cách hiệu quả đồng thời tăng lợi nhuận.

Công nghệ nuôi tôm hoàn chỉnh

Về cơ bản, SUCCESS là một bộ quy trình hoàn chỉnh từ thiết kế trang trại, bể chứa và ao nuôi, giám sát cơ sở trang trại và chi phí đầu tư cho đến các quy trình nuôi tôm và vận hành, bao gồm cả việc chuẩn bị nước. Qui trình này được thực hiện trên tất cả các giai đoạn của tôm – từ thả giống đến thu hoạch.

Được thiết kế đặc biệt để duy trì an toàn sinh học và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, chương trình SUCCESS được thiết kế dành cho ba loại trang trại nuôi tôm khác nhau, dựa trên mật độ thả giống và ngân sách đầu tư ban đầu:

  1. SUCCESS L – dành cho nuôi tôm siêu thâm canh (Ao lót HDPE 100% được khuyến nghị mật độ 100–200 con/m2 với diện tích mặt nước/diện tích nuôi 60/40). Tổng chi phí đầu tư ban đầu dao động từ 11 USD/m2 đến 15 USD/m2, với chi phí sản nuôi tôm khi thu hoạch cỡ 30 con/kg ước tính khoảng 3 – 3,50 USD/kg, thời gian hoàn vốn khoản từ 1,5-2 năm.
  2. SUCCESS M – dành cho nuôi tôm thâm canh (Ao lót bạt bờ (HDPE) cho ao đất và mật độ khuyến nghị ≤100 con/m2 với diện tích mặt nước/diện tích nuôi 50/50 và có thể sử dụng hóa chất hoặc xử lý sinh học).
  3. SUCCESS S – đối với nuôi tôm bán thâm canh (ao đất và mật độ khuyến nghị 60 con/m2 với diện tích mặt nước/diện tích nuôi 50/50 có thể sử dụng phương pháp xử lý hóa học hoặc sinh học).

Dựa trên các đánh giá rủi ro tiềm ẩn trong nuôi trồng thủy sản từ các hệ thống nuôi thâm canh và khí hậu nhiều thay đổi, SUCCESS cung cấp các thông số cụ thể theo hệ thống để nông dân quản lý trang trại của họ và cũng giúp giảm thiểu việc trao đổi nước, Thông qua việc áp dụng các giải pháp xử lý nước và tái sử dụng nước hợp lý- nước đã qua xử lý, có thể tiết kiệm được lao động và năng lượng. Các quy trình như vậy cũng làm giảm đáng kể rủi ro về an toàn sinh học, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh và cho phép tôm nuôi tối đa hóa hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt của thức ăn.

Tiêu chuẩn bài bản

Chương trình SUCCESS dựa trên kiến ​​thức sâu rộng của Skretting có được từ thực tiễn sản xuất, kết hợp với những tiến bộ khoa học và kỹ thuật. SUCCESS tuân theo tiêu chuẩn sau:

1. Trang trại “sạch” đảm bảo an toàn sinh học.

Hiệu quả và khả năng kinh tế của trang trại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính hợp lý, khoa học trong thiết kế và tính chặt chẽ của quá trình kiểm tra. Người nuôi nên tránh sử dụng hệ thống nuôi liên tục trong năm vì điều này dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh. Ngoài thời gian ngưng canh tác, công nhân, khách hàng, đối tác… ra vào trang trại cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt để tránh đưa mầm bệnh vào hệ thống nuôi. Họ nên vệ sinh tay chân bằng chất khử trùng và thay quần áo trước khi đi vào trại nuôi. Du khách bên ngoài không được phép tiếp xúc trực tiếp với ao nuôi hoặc các trang thiết bị và dụng cụ tại ao, đồng thời nhân viên không được đến gần ao nếu không cần thiết. Nếu có dịch bệnh ở khu vực lân cận, các yêu cầu vệ sinh này cần phải được thực hiện chặt chẽ hơn nữa, hạn chế tối đa việc di chuyển qua lại giữa các trại nuôi.

2. Quy trình xử lý và thay nước (nước sạch)

 SUCCESS sử dụng khoảng 50-60% diện tích bề mặt để xử lý nước và trữ nước sạch để sử dụng trong suốt vụ nuôi. Giảm thiểu/hạn chế việc đưa nước mới vào hệ thống nuôi là biện pháp quan trọng để giảm sự xâm nhập của hầu hết các mầm bệnh và mối đe dọa bệnh tật. Điều này giúp ổn định chất lượng nước tuần hoàn trong hệ thống. Nguyên tắc chính của mô hình SUCCESS là quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường bằng cách tái chế/tái sử dụng nước và sử dụng chất thải để sản xuất khí sinh học.

3. Kiểm tra và đánh giá chất lượng tôm giống (PLs).

Cần kết hợp các quy trình quản lý sức khỏe tôm với nguồn giống chất lượng cao. Theo các chuyên gia của Skretting, tôm giống tốt cần có những đặc điểm sau: tôm postlarvae từ 10 – 12 ngày tuổi hay gọi là PL 10 -12. Ở giai đoạn này số gai trên chủy của tôm là 4, chiều dài thân tôm ≥9 mm, cân đối, đầy đủ phụ bộ, màu sắc tươi sáng, sắc tố trong, số lượng giọt dầu (lipid) đồng đều, chiếm hơn 90% khối lượng gan tụy. Đồng thời, đường ruột phải đầy đủ thức ăn: tỷ lệ cơ và ruột phải là 4:1. Các râu phải khép lại, trong khi hai nhánh cuống mắt và vành đuôi phải mở rộng. Bụng phải thon dài và cơ bụng đầy đặn. Mắt, đầu và chiều rộng của ruột đều phải to, không có dấu hiệu hoại tử ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Việc kiểm tra tôm giống sẽ cho phép phát hiện chính xác mầm bệnh. Các chuyên viên tại  phòng thí nghiệm có thể kiểm tra các mẫu tươi, sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện virus và vi khuẩn. Họ cũng sẽ sử dụng các kỹ thuật kiểm tra bằng kính hiển vi. Tôm phải được tiêu hủy nếu chúng bị nhiễm bất kỳ mầm bệnh nào.

Kỹ thuật thả tôm

Việc thả tôm giống đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể, trong đó có mật độ tối ưu. Đồng thời, cần tránh thả tôm khi nước trong ao chưa được xử lý, quá trình cải tạo ao nuôi chưa hoàn thiện, khi các thông số nước chưa đạt tiêu chuẩn như mong đợi hoặc tôm giống thả nuôi có số ngày tuổi ít hơn tôm  postlarvae 10 (PL10) vì điều này có thể dẫn đến mật độ cao hơn dự kiến. Không nên thả tôm post 7-8 ngày tuổi (PL7-PL8) vì chúng chịu đựng kém với điều kiện môi trường như vậy.

4. Quy trình cho ăn và bảo quản thức ăn (Thức ăn chất lượng):

Tôm thẻ chân trắng ăn liên tục trong ngày, người nuôi cần cho tôm ăn bằng tay 4-5 lần/ngày để hạn chế dư thừa thức ăn và giúp tôm đói tiếp cận thức ăn. Không nên cho tôm ăn vào ban đêm nếu hệ thống quạt hoặc sục khí của ao nuôi không đủ mạnh. Ở những vùng dịch bệnh lây lan nên giảm lượng thức ăn cho ăn hoặc giảm cữ ăn trưa khi thời tiết quá nóng. Các hộ nuôi tôm nhiều năm và có kinh nghiệm quản lý thức ăn vững chắc nên sử dụng máy cho ăn tự động từ tháng nuôi thứ 2 trở đi để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả.

Thức ăn nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ ổn định. Nên đặt túi đựng thức ăn trên kệ bằng gỗ (không đặt trực tiếp lên sàn bê tông hoặc để thức ăn tiếp xúc với tường các bề mặt công trình vì dễ dẫn đến nấm mốc phát triển). Tránh ánh nắng trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng vitamin và chất béo của thức ăn. Không lưu trữ thức ăn quá ba tháng sau khi sản xuất.

Mô hình SUCCESS còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng chế phẩm vi sinh (men vi sinh) trong ao nuôi, từ đó giúp người nuôi cũng hiểu được giá trị của hệ vi sinh  trong việc nâng cao sức khỏe vật nuôi. Ví dụ, có ghi chú về việc sử dụng men vi sinh trong quản lý chất lượng nước hiệu quả.

Tóm lại, việc phối hợp kỹ thuật quản lý tôm song song với quản lý môi trường góp phần phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp thực hành an toàn sinh học trong nuôi tôm. Hơn nữa, đặc điểm địa hình, đất đai của vùng nuôi cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp áp dụng an toàn sinh học phù hợp và tiết kiệm nhất.

Vì vậy, trước khi hoàn thiện việc thiết kế hệ thống canh tác theo chương trình SUCCESS riêng cho từng nông dân cụ thể, các chuyên gia và kỹ thuật viên của Skretting luôn trực tiếp khảo sát địa hình thực tế trước khi xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể.

Tính ưu việt

Được xây dựng dựa trên khái niệm “SUCCESS cho mọi người”, một trong những điểm mạnh chính của chương trình là tính linh hoạt. Chương trình được thiết kế để phù hợp với nhu cầu và năng lực cá nhân của người nông dân đồng thời phù hợp với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Thật vậy, ba năm kể từ khi ra mắt, chương trình SUCCESS đã giúp khách hàng nuôi tôm của Skretting cải thiện lợi nhuận trung bình từ 30-40%.

Sự cải thiện đáng kể này là sự kết hợp của năm yếu tố chính:

  1. Cải thiện tỷ lệ sống của tôm lên 80–90%
  2. Tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 30%
  3. Tôm không kháng sinh có giá trị cao hơn khoảng 10%
  4. Giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh
  5. Chi phí sản xuất cải thiện trung bình 6-8% so với các hình thức nuôi thâm canh và siêu thâm canh khác tại Việt Nam

Cùng với việc tiếp cận đầy đủ các giải pháp dinh dưỡng của Skretting, bao gồm Elevia (chế độ ăn hoàn chỉnh trong trại giống), Jade (ương vèo), Lorica (sức khỏe) và Xpand (tăng trưởng), người nuôi tôm tham gia chương trình SUCCESS được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ dịch vụ kỹ thuật của Skretting Việt Nam, thường xuyên nhận được các kiến ​​nghị về vận hành và quản lý ao nuôi.

Một hệ thống ao nuôi được thiết kế và quản lý tốt sẽ giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và đảm bảo nguồn tôm sạch, an toàn và có giá trị cao. Ngoài ra, trước thách thức ngày càng tăng mà ngành nuôi trồng thủy sản phải đối mặt trong việc tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn, người nông dân cũng được cung cấp các giải pháp thiết thực để quản lý tốt nhất chất lượng nước trong hệ thống nuôi tôm của mình.

SUCCESS đi kèm với những lợi ích sau:
  1. Thiết kế bố trí trang trại và xây dựng ao/bể từ các kỹ sư giàu kinh nghiệm
  2. Hợp tác với các công ty xây dựng chuyên nghiệp (Đảm bảo chất lượng tốt nhất)
  3. Nhóm Dịch vụ Kỹ thuật hỗ trợ liên tục - chia sẻ kiến ​​thức và công nghệ trong nuôi trồng.

Thành công vượt trội

Thông qua việc áp dụng chương trình, nhiều ao nuôi với quy mô rất khác nhau đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Điều này nhấn mạnh vị trí của Skretting với những giải pháp mang lại hiệu quả cho người nuôi tôm.

Chẳng hạn, sau 3 tháng, một ao nuôi có quy mô nhỏ (khoảng 1.000 m2) với mật độ thả nuôi <150 con/m2 đạt năng suất trên 22 tấn/ha, tỷ lệ sống trên 85%. Trọng lượng trung bình khi thu hoạch là 45 con/kg, tương đương 22,4g/con. Tốc độ tăng trưởng của tôm là 0,23 g/ngày, chi phí sản xuất cho 1kg tôm là 82.481 đồng. Qua bảng dữ liệu trên cho thấy rằng việc tối ưu hóa hình thức thả nuôi có thể tạo ra lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm như bảng trên

Điển hình, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) dao động từ 1.06 đến 1.11, qua đó minh chứng chi phí thức ăn cho 1kg tôm chỉ khoảng 34.891 đồng. Với tổng chi phí đầu tư cho mỗi ao dao động từ 183 triệu đến 198 triệu đồng, lợi nhuận cho ao có thể dao động từ 231 triệu đến 277 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận bình quân đạt gần 67 triệu đồng/ao với tỷ suất lợi nhuận cao. Lợi nhuận chiếm gần 35%.