Chế độ dinh dưỡng giúp tôm tăng trưởng tối đa

Protein (chất đạm) là thành phần hữu cơ chiếm khoảng 60-75% trọng lượng khô của cơ thể động vật thủy sản (Halver, 1988), đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng cơ thể lẫn các phản ứng hóa sinh, trao đổi chất thiết yếu của vật nuôi. Do đó, độ đạm của thức ăn thường là chỉ tiêu được nhiều người nuôi quan tâm. Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa độ đạm này thành dưỡng chất cho sự phát triển của tôm nuôi lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Hàm lượng và tỉ lệ các axit amin (AA)

Protein có cấu trúc rất phức tạp, dù mỗi loại khác nhau về cấu trúc, chức năng...nhưng khi bị thủy phân chúng đều được phân cắt thành các AA. Trong quá trình tiêu hóa, tôm hay các động vật nói chung đều phân cắt protein hấp thu từ thức ăn thành những AA, rồi từ đó tổng hợp trở lại thành protein của chính bản thân để sử dụng cho quá trình sinh trưởng, sinh sản và duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Do đó, nguồn dinh dưỡng hằng ngày của tôm phải cung cấp được hàm lượng AA sao cho phù hợp với nhu cầu của chúng.  

Các AA đóng vai trò trung tâm trong trao đổi chất tế bào, vì hầu như tất cả các phản ứng trong cơ thể vật nuôi đều cần xúc tác của enzyme, mà axit amin là các thành phần cấu tạo nên chúng. Ngoài ra AA là thành phần không thể thiếu trong các phản ứng chuyển hóa carbonhydrate và lipid (chất béo) phục vụ xây dựng nội quan và rất nhiều hợp chất quan trọng khác. Có hai loại AA: thiết yếu và không thiết yếu. AA không thiết yếu là những AA mà cơ thể vật nuôi có thể tự tổng hợp được như: alanine, glycine, serine, tyrosine, proline, cysteine, asparagine, glutamine, taurine (FAO, 1987). AA thiết yếu là những AA mà vật nuôi không thể tự tổng hợp được mà phải hấp thu từ thức ăn gồm: arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine (FAO, 1987).

Các AA nếu chưa được dùng ngay để tổng hợp protein thì sẽ được chuyển thành AA khác hoặc trở thành một nguồn năng lượng. Trong cả 2 trường hợp này, nếu một AA thiết yếu bị chuyển thành AA không thiết yếu hoặc sử dụng để cung cấp năng lượng thì sẽ rất lãng phí. Thiếu cũng như thừa bất kỳ axit amin nào đều làm giảm hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn. Vì vậy, Skretting không chỉ tập trung vào nghiên cứu chính xác nhu cầu protein (độ đạm) trong thức ăn cho tôm, mà còn chú trọng sự cân bằng giữa các AA thành phần.

Giai đoạn phát triển

Mỗi loài tôm có nhu cầu về axit amin khác nhau, và nhu cầu này cũng ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cũng không hề giống nhau. Hiểu rõ sự khác nhau này, Skretting đã cho ra những sản phẩm chuyên biệt cho tôm thẻ và tôm sú, được chia theo từng giai đoạn phát triển của vật nuôi như Thức ăn Vitalis cho tôm bố mẹ, PL cho tôm giống, Mega/Sapphire/Gamma/Tomboy cho tôm thịt, thức ăn hỗ trợ miễn dịch như Lorica, và thức ăn thúc đẩy tăng trưởng như Xpand, Tomboy tăng trọng.

Chất lượng môi trường

Điều kiện môi trường và chất lượng nước ao nuôi cũng đặc biệt tác động đến nhu cầu protein của tôm. Sự thay đổi của các chỉ tiêu về chất lượng nước khác khiến vật nuôi tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để điều hòa các phản ứng sinh lý – sinh hóa, giữ cân bằng cho cơ thể, vì vậy tác động không nhỏ đến nhu cầu protein của vật nuôi.

Hiểu rõ được nguyên lý này, các sản phẩm dinh dưởng của Skretting luôn hướng đến giảm thiểu tác động đến môi trường. Ngoài ra, Skretting còn cung cấp sản phẩm Vi sinh cao cấp AOcare Control – một giải pháp sinh học giúp người nuôi tôm quản lý hệ vi sinh và chất lượng nước ao nuôi hiệu quả. Kết hợp các bộ giải pháp này với nhau góp phần giữ chất lượng nước ổn định, giúp vật nuôi tập trung năng lượng cho sinh trưởng.

Các hợp chất hỗ trợ tiêu hóa

Trung tâm nghiên cứu thủy của Skretting (ARC) đã tìm thấy được những điểm then chốt trong quá trình tiêu hóa của tôm, các loại nguyên liệu phù hợp, cũng như những hợp chất cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất và thúc đẩy chuyển đổi chúng thành tăng trưởng, đặc biệt là độ đạm hay các axit amin – một trong những thành phần đắt đỏ trong công thức thức ăn.

Hiệu quả từ việc vận dụng những hiểu biết này vào thiết kế thức ăn cho tôm đã được chứng minh không chỉ trong những nghiên cứu của Skretting, mà còn ở tất cả ao nuôi tôm thực tế tại Việt Nam. Tiêu biểu là tốc độ hấp thu chất dinh dưỡng của tôm khi được cho ăn với sản phẩm Xpand - giải pháp dinh dưỡng thế hệ mới của Skretting dành cho tôm thẻ chân trắng. Trong các thử nghiệm của Skretting cho thấy tôm ăn được nhiều hơn và viên thức ăn Xpand được vận chuyển trong ruột tôm nhanh hơn (tương ứng với thời gian cần thiết để tiêu hóa thức ăn). Trong khi đó, hệ số chuyển đổi thức ăn của đàn tôm này vẫn không đổi. Điều này khẳng định rằng, tôm đã ăn được nhiều thức ăn hơn, tiêu hóa nhanh hơn, và toàn bộ thức ăn đã được chuyển hóa triệt để thành tăng trưởng.

Trước đây, tôi thường hay quan tâm về độ đạm của thức ăn nên có chút ngần ngại trước khi trải nghiệm sản phẩm này. Tuy nhiên, được sự giải thích nhiệt tình của đội ngũ thị trường và hỗ trợ kỹ thuật của Skretting, tôi đã quyết định thử sản phẩm này trong vụ vừa rồi. Với các ao sử dụng Xpand, tôi cảm nhận được đàn tôm của mình ăn nhanh, nhiều và lớn nhanh hơn hẳn, rút ngắn được thời gian thu hoạch. Theo tôi, hiệu quả mà Xpand đem lại là rất vượt trội, vì thế, tôi đã mạnh dạn sử dụng 100% Xpand cho farm của mình trong những vụ tới và giới thiệu rộng rãi đến bà con nuôi tôm xung quanh.
Khách hàng của Skretting - Anh Trần Văn Út (Cái Nước, Cà Mau)