Vai trò của khoáng đối với hoạt động sống của động vật thủy sản

Chất khoáng có nhiều chức năng khác nhau cả bên trong và bên ngoài tế bào. Chúng đóng vai trò là thành phần cấu trúc của mô cứng và các thành phần của mô mềm. Chúng cũng là các thành phần của phức protein - kim loại và đóng vai trò là chất hoạt hóa của nhiều loại enzym.

Chất khoáng có nhiều chức năng khác nhau cả bên trong và bên ngoài tế bào. Chúng đóng vai trò là thành phần cấu trúc của mô cứng và các thành phần của mô mềm. Chúng cũng là các thành phần của phức protein - kim loại và đóng vai trò là chất hoạt hóa của nhiều loại enzym.

Hàm lượng khoáng hòa tan thích hợp cho NTTS

 Đối với tôm khi thiếu hụt Ca và Mg sẽ có biểu hiện mềm vỏ, đục cơ, cong thân. Sự thiếu hụt K cũng có liên quan đến hiện tượng giảm ăn, yếu cơ đối với cá, hiện tượng đục cơ và xuất hiện nhiều đốn đen li ti trên vỏ đối với tôm. Đối với môi trường nước ngọt, hàm lượng khoáng trong nước thường rất thấp, cho nên tôm cá nước ngọt phần lớn hấp thu khoáng từ khẩu phần ăn để thỏa mãn nhu cầu của cơ thể. Do sự thích nghi của các loài động vật nước ngọt với môi trường có hàm lượng khoáng rất thấp cho nên việc bổ sung khoáng vào nước để cung cấp cho chúng là không cần thiết. Ngược lại, các loài tôm cá nước mặn và lợ thích nghi với môi trường có hàm lượng khoáng cao, chúng hấp thụ phần lớn khoáng trong môi trường nước để thỏa mãn nhu cầu của cơ thể. Một khi hàm lượng khoáng trong môi trường bị giảm (giảm độ mặn) thì sự thiếu hụt khoáng có thể xảy ra, lúc này việc bổ sung vào nước là cần thiết để duy trì môi trường sống bình thường của chúng.

image4vikk.png

 Trong môi trường nước mặn, lợ tự nhiên do mật độ tôm cá thường rất thấp do đó hàm lượng khoáng thường ít biến động, lượng khoáng bị tôm cá hấp thụ thường không đáng kể so với lượng khoáng có trong nước. Tuy nhiên, trong các ao nuôi thâm canh hoặc siêu thâm canh, đặc biệt là ao nuôi tôm, do mật độ nuôi cao nên tôm hấp thu nhiều khoáng làm hàm lượng khoáng trong nước thường bị sụt giảm nhanh. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì sau một thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt khoáng và trong trường hợp này việc bổ sung khoáng là cần thiết. Ngoài ra, do hiện tượng tôm cá hấp thụ khoáng không đồng đều, thí dụ tôm hấp thụ nhiều Ca hơn so với các loại khoáng khác, điều này dẫn đến sự mất cân đối khoáng trong môi trường ao nuôi, cho nên việc bổ sung khoáng vào nước để làm cân đối thành phần khoáng cũng rất cần thiết.

 Trong nước biển tự nhiên, tỷ lệ Na:K và Mg:Ca tốt nhất nên là 28,5:1 và 3,37:1. Cần lưu ý rằng mặc dù nồng độ Ca2+ cao dường như cũng cần thiết, nhưng tỷ lệ Ca: K, khoảng 1,05:1 trong nước biển, cũng có thể rất quan trọng. Ở vùng nước có tỷ lệ Ca:K và Na:K cao, việc bổ sung K để giảm các tỷ lệ này là cần thiết cho sự phát triển của tôm (Davis và ctv., 2004, Roy và ctv., 2010; CIBA, 2016). Hàm lượng và tỷ lệ khoáng thích hợp (cân bằng) cho tôm có thể được tính theo công thức sau:

 Nồng độ ion thích hợp (mg/L) = Độ mặn (‰) x Hệ số của ion

 Hiện nay, một số trại giống và trang trại nuôi sử dụng nước ngầm để ương nuôi tôm do hàm lượng khoáng, đặc biệt là độ kiềm trong nước ngầm khá cao. Mặc dù, hàm lượng khoáng trong nước ngầm cao nhưng tỷ lệ các loại khoáng là không cân đối. Thông thường, nước ngầm có hàm lượng Ca2+ khá cao nhưng hàm lượng Mg2+ và K+ rất thấp, sự mất cân đối này có thể ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý như cân bằng axít-bazơ và điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm.

imagen3qrr.png

Biện pháp cung cấp khoáng

 Nguồn cung cấp khoáng cho tôm cá có từ thức ăn và trong môi trường nước. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu hụt khoáng vẫn thường xuyên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong môi trường có độ muối thấp hay nước ngọt thì hàm lượng khoáng hòa tan trong nước thấp nên không đủ cung cấp cho tôm cá, trong trường hợp này tôm cá chủ yếu hấp thu khoáng chủ yếu từ thức ăn. Có thể trong thức ăn (thức ăn công nghiệp) chứa đủ chất khoáng cần thiết cho tôm cá, nhưng chúng vẫn có thể bị thiếu khoáng, trạng tương tác đối kháng giữa các loại khoáng vô cơ làm tôm không thể hấp thụ hoàn toàn khoáng từ thức ăn. Hơn nữa, các loại khoáng vô cơ bổ sung trong thức ăn dễ bị tan trong môi trường nước.

 Đối với các loài tôm nước lợ, biện pháp bổ sung thêm khoáng trong môi trường có độ mặn thấp hoặc mất cân đối khoáng là rất cần thiết. Các loại khoáng vô cơ dễ tan thường được sử dụng để bổ sung vào môi trường nước bao gồm: NaCl, CaSO4, MgSO4, KCl, K2SO4, Dolomite (Davis và ctv., 2004); NaCl, NaHCO3, CaCl2, MgCl2, KCl (Roy và ctv., 2007). Để cung cấp khoáng vi lượng, nếu bổ sung các khoáng đơn từ nguồn nguyên liệu thì không tiện dụng và không khả thi, có thể sử dụng các sản phẩm khoáng tổng hợp (khoáng tạt) để bổ sung khoáng vi lượng cho nước ao. Trong trường hợp bổ sung khoáng vào thức ăn thì nên chọn các loại khoáng hữu cơ bao gồm các phức của khoáng với amino acid, polysaccharide hay proteinate.

PGS.TS Trương Quốc Phú, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

Khoáng AOcare Mineral Balance sự khởi đầu cho vụ nuôi thành công

 Thấu hiểu được vai trò cũng như tầm quan trọng của khoáng chất trong ao nuôi thủy sản, Skretting đã cho ra đời sản phẩm khoáng AOcare Mineral Balance với các chức năng vượt trội

 AOcare Mineral Balance là sự kết hợp độc đáo giữa khoáng vi lượng và đa lượng có nồng độ đậm đặc và tính khả dụng sinh học cao. Sự cân bằng giữa các thành phần ion chính Mg:Ca:K với tỷ lệ chuẩn 3:1:1 trong sản phẩm, giúp khắc phục tình trạng thiếu khoáng cho ao nuôi nhờ đó giúp tôm, cá có tỷ lệ sống vượt trội hơn. Ngoài ra khi người nuôi sử dụng đúng liều lượng, AOcare Mineral Balance giúp người nuôi giảm được nhiều chi phí trong quá trinh sản xuất.

 Sản phẩm khoáng AOCare Mineral Balance chứa các khoáng chất để hỗ trợ duy trì sự cân bằng ion trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho tôm, cá phát triển tốt. Khoáng AOcare Mineral Balance giúp tối ưu hóa khả năng điều hòa ấp suất thẩm thấu của tôm và cá giúp các loài này thích nghi nhanh hơn với những thay đổi của môi trường và độ mặn, thúc đẩy quá trình lột xác và nhanh cứng vỏ ở tôm, giúp cá có khung xương chắc khỏe, đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của tôm cá nuôi. Phương pháp sử dụng AOcare Mineral Balance đạt hiệu quả cao

 1. Đối với trại giống và bể ương: người nuôi nên sử dụng 3g AOCare Mineral Balance cho 1 m3 nước.

 2. Trong nuôi cá thương phẩm: người nuôi sử dụng 1 kg cho 1,000 m3 nước, định kỳ sử dụng AOcare Mineral Balance 2 tuần 1 lần. Tuy nhiên, người nuôi nên tăng liều gấp đôi trong mùa mưa và lúc cá có dấu hiệu stress.

 3. Trong nuôi tôm thương phẩm:

 Trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi, trước khi thả tôm: người nuôi nên sử dụng 3 kg AOCare Mineral Balance cho 1.000 m3.

 Trong giai đoạn nuôi thương phẩm: người nuôi nên sử dụng AOcare Mineral Balance từ 1,5 - 3 kg cho 1.000 m3 nước tùy theo mật độ và độ mặn trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, người nuôi nên tăng liều sử dụng từ 2 - 3,5 kg cho 1.000 m3 nước khi tôm đến chu kỳ lột vỏ đồng loạt hoặc vào mùa mưa, đặt biệt khi tôm có dấu hiệu thiếu khoáng, cong thân, đục cơ, mền vỏ.

 Hòa tan hoàn toàn Khoáng AOcare Mineral Balance vào nước sạch từ ao sẵn sàng với tỷ lệ 1 kg khoáng trong 10 lít nước rồi tạt đều vào trong bể giống, ương vèo hoặc tạt phía trước dàn quạt trong ao nuôi để dung dịch khoáng phân bố đều khắp ao.

 Người nuôi nên dùng Khoáng AOcare ở liều 2 - 3,5 kg/1.000 m3 nước trước khi thã tôm 60 phút, trước khi chuyển tôm 60 phút từ ao vèo/ương sang ao nuôi thương phẩm (sử dụng cùng lúc cho cả ao vèo và ao nuôi), và trước khi thu tỉa (6 - 12 tiếng) hoặc trước khi thu hết (6 - 12 tiếng). Ngoài ra, người nuôi nên sử dụng định kỳ theo hướng dẩn trên bao bì từ lúc thả giống đến lúc thu hoạch. Đặc biệt vào những thời điểm thay nước nhiều thì sau khi thay nước xong người nuôi cũng nên tăng liều (gấp đôi liều khuyến cáo) để bù lại lượng khoáng đã mất đi do quá trình thay nước.

 AOcare Mineral Balance làm giàu khoáng chất cho nước ao và đáy ao nuôi, giúp tôm lột vỏ thuận lợi, màu sắc sáng đẹp, giảm thiểu tối đa hiện tượng cong thân, đục cơ, mềm vỏ trên tôm. Sử dụng AOcare Mineral Balance đúng liều lượng và tần suất giúp người nuôi tối ưu hóa chi phí sản xuất

SKRETTING VIỆT NAM